XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS AN LỤC LONG

PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 

TRƯỜNG THCS AN LỤC LONG

GIAI ĐOẠN 2015-2020  TẦM NHÌN NHỮNG NĂM TIẾP THEO

  1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG:

Trường THCS An Lục Long thuộc huyện Châu Thành tọa lạc trên ấp Lộ Đá, xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, nằm sát tỉnh lộ 827A, với tổng diện tích 5.938 m2 .

– Tiền thân của trường THCS An Lục Long có từ năm học 1977-1978

Tháng  4 năm 2017 trường THCS An Lục Long  đã đủ tiêu chuẩn và được UBND Tỉnh Long An  công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2017-2022 theo Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 24 tháng 04 năm 2017.

– Từ khi trường đạt chuẩn Quốc gia  2017 đến nay nhà trường luôn có ý thức tu sửa bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất  trường học, từng bước được hoàn thiện và có bước tiến  bộ rõ rệt. Đến nay Nhà trường đã có một cơ ngơi khang trang, xứng đáng với niềm tin, lòng mong đợi của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương.

Trường THCS An Lục Long là trường đóng trên địa bàn nông thôn có giáp ranh với tỉnh Tiền Giang nên bị ảnh hưởng không ít về kinh tế,văn hóa xã hội của địa phương, luôn là sự thách thức đối với vấn đề giáo dục đạo đức học sinh và sự xâm nhập tệ nạn xã hội vào trong nhà trường.

– Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương, các tổ chức đảng, đoàn thể.

– Tổng số CBGV-CNV: 46 (trình độ chuẩn: 17, trên chuẩn: 29 đạt 63.%)

– Cán bộ quản lý: Hiệu trưởng 01; Phó hiệu trưởng 01 (đều trình độ đại học).

– Giáo viên trực tiếp đứng lớp 36 GV tỉ lệ 2.25 GV/lớp, Giáo viên kiêm nhiệm: 05 GV; trong đó 01 văn thư, 01 TPT,  01 PCGD – TTHTCĐ, 01 Thư viện, 01 Thiết bị, Nhân viên 03; trong đó 01 Kế toán , 01 Bảo vệ , 01 Y tế .

– Trường có 01 chi bộ hoạt động độc lập với tổng số đảng viên là 20. Trong đó: 01 bí thư, 01 phó bí thư, 01 chi ủy viên.

  1. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG:
  2. Môi trường bên trong:

1.1.Đặc điểm:

*Tình hình số lượng:

–   Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường : 46; trong đó : BGH 02, TPT 01, giáo viên: 40, nhân viên: 3.(Đã đạt chuẩn theo quy định)

– Trường có 01 Chi bộ độc lập gồm 20 đảng viên.

– Tổng số học sinh: 546.

– Tổng số lớp: 16

* Cơ sở vật chất:

-Phòng học: 12

– Phòng Thiết bị-TNTH: Thiết bị: 01, Phòng Thực hành Vật lý: 01, phòng thực hành Hoá: 01, phòng thực hành  Sinh: 01.

– Phòng dạy tin học: 02

– Phòng học ngoại ngữ : 01

– Phòng âm nhạc và nghệ thuật : 01

-Phòng Công nghệ: 01

-Phòng Thư viện: 01

-Phòng truyền thống: 01

-Phòng Y tế : 01

– Phòng làm việc: 05(Phòng Hiệu trưởng, văn phòng, phòng giáo viên, phòng họp Hội đồng Sư phạm, phòng để dụng cụ TDTT)

*  Cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu dạy và học . Tuy nhiên còn 3 phòng học và 1 phòng đựng dụng cụ học thể dục đã bị xuống cấp cần phải tu sửa hoặc xây lại .

1.2 Mặt mạnh:

Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên 100% đạt chuẩn, có 29 cán bộ, giáo viên trên chuẩn tỉ lệ 63,4%.

Công tác quản lý của BGH  có kế hoạch sát với tình hình thực tế của trường, của địa phương cũng như của ngành, luôn có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Công tác tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, được kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời từng giai đoạn.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó mật thiết với nhà trường. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chất lượng học sinh:

Xếp loại hạnh kiểm năm học 2018-2019: Tốt  84.25%; Khá  11,36%; TB  4,4%,     yếu: 0%

Xếp loại học lực năm học 2018-2019  : Giỏi   39,74%; Khá  34,43%; TB:   23,44%, yếu:   2.01%;  Kém             0,37%.

Tỉ lệ TN THCS năm học 2018-2019 : 100 %.

Chất lượng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh:

Năm học 2016-2017: Đạt  11  giải cấp huyện, 4 giải cấp tỉnh.

Năm học 2017-2018: Đạt  11 giải cấp huyện, 4 giải cấp tỉnh .

Năm học 2018-2019: Đạt 22 giải cấp huyện, 1  giải cấp tỉnh.

1.3 Hạn chế:

Công tác quản lý:

– Đánh giá chất lượng chuyên môn còn mang tính động viên, chưa thực chất

-Còn bị động trong việc phân công công tác, do giáo viên ở một số bộ môn chưa cân đối (môn thừa, môn thiếu).

– Một số bộ phận cán bộ giáo viên chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

-Việc kiểm  tra chưa chặt chẻ, xử lý các hạn chế của giáo viên chưa kiên quyết còn nặng về hành chính.

– Một số giáo viên chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế.

-Chất lượng học sinh chưa đồng đều.

Cơ sở vật chất:

-Một số bàn ghế  đã hư, cũ chưa được thay mới.

  1. Môi trường bên ngoài:

2.1 Thời cơ:

Đã có sự tín nhiệm cao của học sinh và phụ huynh trong địa bàn.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được đào tạo cơ bản 100% đạt chuẩn, và trên 57,4% trên chuẩn có năng lực chuyên môn vững vàng và kỹ năng sư phạm khá tốt, đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong giai đoạn mới.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết, hầu hết có ý thức học tập để vươn lên.

Công tác giáo dục của nhà trường luôn có sự quan tâm của của Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, đặc biệt có luôn có được sự chỉ đạo của Ngành và lãnh đạo huyện Châu Thành.

2.2. Thách thức:

– Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã

hội trong thời kỳ hội nhập.

– Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

– Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

  1. Xác định các vấn đề ưu tiên.

– Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

– Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý .

– Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy, kiểm tra học sinh.

III/ TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, HỆ THỐNG GIÁ TRỊ:

  1. Tầm nhìn.

Trường THCS An Lục Long là một trường chuẩn mực và năng động, nơi học sinh, cán bộ, giáo viên, công nhân viên luôn có khát vọng học tập suốt đời, biết tư duy độc lập và sáng tạo để nâng cao lợi ích bản thân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

2.Sứ mệnh.

Tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, kỷ cương, chăm sóc để phát huy phẩm chất riêng.

  1. Hệ thống giá trị cơ bản:

-Tình đoàn kết                                  -Tinh thần trách nhiệm

– Sự hợp tác                                      – Tính sáng tạo

– Tính trung thực                               – Khát vọng vươn lên

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:

  1. Mục tiêu.

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình phù hợp vùng nông thôn mới tiếp cận kịp thời giáo dục hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

  1. Chỉ tiêu.

2.1  Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%.

– Giáo viên nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 50 tuổi sử dụng thành thạo máy tính.

– Có trên 60% cán bộ quản lý và giáo viên,  có trình độ Đại học.

– Phấn đấu 100% tổ trưởng chuyên môn, BGH có trình độ trên chuẩn, (kể cả đang theo học).

2.2 Học sinh:

– Qui mô:

+ Lớp học: 16 đến 18 lớp

+ Học sinh: Từ 560 đến 610 học sinh.

– Chất lượng học tập:

+ Trên 55% – 65% học lực khá, giỏi( 25-35% học lực giỏi)

+ Tỉ lệ học sinh có học lực yếu < 5% không có học lực kém.

+ Thi đỗ vào các trường THPT công lập trên địa bàn : Từ 80 đến 85%.

+ Thi học sinh giỏi cấp huyện : Từ 40 đến 60 giải, cấp tỉnh đạt từ 3 đến 6 giải.

– Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.

+ Chất lượng đạo đức: 98% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội.

2.3 Cơ sở vật chất:

– Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được xây mới, sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

– Các phòng Tin học, Thí nghiệm, phòng học ngoại ngữ  được trang bị, nâng cấp theo hướng hiện đại.

– Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh- Sạch- Đẹp”

  1. Phương châm hành động.

“ Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường

Tư duy giáo dục luôn thay đổi theo nhu cầu xã hội”

  1. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC:
  2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.

Nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá.

Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.

Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

Thực hiện các hội nghị cấp trường, liên kết cụm trường về các chuyên đề như: Ứng dụng CNTT trong dạy học, dạy học các môn văn hoá tích hợp với giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường, định hướng đổi mới phương pháp dạy học…

Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn.

  1. Xây dựng và phát triển đội ngũ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học A trở lên, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đở nhau cùng tiến bộ.

Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.

  1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả lâu dài.

Người phụ trách: Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên Thiết bị,Thư viện.

  1. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng nguồn học liệu mở, thư viện điện tử… Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.

Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng các phần mềm ứng dụng trong quản lý và dạy học, phục vụ cho công tác chuyên môn của mình.

Lên kế hoạch thi giáo án điện tử, thi giáo viên giỏi cấp trường và động viên giáo viên đăng ký dự thi cấp huyện, cấp tỉnh.

Động viên, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên mua sắm máy tính cá nhân.

Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, tổ Toán – Tin học.

  1. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

Xây dựng tốt phòng truyền thống, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Huy động được các nguồn lực của xã hội các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.

Nguồn lực chính:

+ Ngân sách nhà nước.

+ Ngoài ngân sách : Địa phương, Phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội, cá nhân…

+ Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.

+ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy – học.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Hội cha mẹ học sinh.

  1. Xây dựng thương hiệu:

– Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường bằng cách tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân địa phương những thành tích mà nhà trường đạt được thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc các cuộc họp với lãnh đạo, các ban ngành đoàn  thể địa phương về vấn đề có liên quan đến giáo dục.

– Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

– Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường, bằng các hình thức:

+ Kết hợp đài truyền thanh xã  tuyên truyền các kế hoạch, kết quả công việc của nhà trường được rộng rãi để mọi người biết đến  đồng thời  cũng nhận được ý kiến đóng góp của nhiều người.

+ Yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường đều nêu cao tinh thần làm chủ, chủ động nắm bắt và tuyên truyền những tin tức tích cực nhất nhằm xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong nhân dân.

  1. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
  2. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, lãnh đạo địa phương, Phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

  1. Tổ chức:

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

  1. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

– Giai đoạn 1- Từ năm 2020 – 2025:

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, hạnh kiểm cho học sinh.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, có kế hoạch nâng chuẩn, trên chuẩn cho đội ngũ cốt cán.

Tạo cảnh quang nhà trường “Xanh-Sạch-Đẹp”, xây dựng “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”.

Tham mưu các cấp đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy và học.

– Giai đoạn 2- Từ năm 2017 – 2018:

Tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên ứng dụng tốt vi tính, sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý, dạy và học.

– Giai đoạn 3- Từ năm 2018 – 2020;

Hoàn chỉnh các công trình phục vụ cho dạy và học, như các phòng thí nghiệm thực hành đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, phòng đa chức năng, sân chơi, bãi tập đảm bảo quy định.

Tập trung thực hiện các nội nội dung đề ra để đảm bảo mục tiêu của chiến lược.

  1. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
  2. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
  3. Đối với Tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
  4. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

VII. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN :

  1. Kiến nghị:

– Với lãnh đạo địa phương, Hội cha mẹ học sinh:

Giúp nhà trường tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về định hướng chiến lược của nhà trường từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến những năm tiếp theo, có định hướng hỗ trợ tinh thần và vật chất để nhà trường thực hiện đảm bảo lộ trình của chiến lược phát triển.

– Với Ngành và lãnh đạo cấp trên:

Quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát về chuyên môn, tham mưu, đề xuất với các cơ quan chức năng sớm có kế hoạch xây dụng, nâng cấp các công trình còn thiếu, xuống cấp để thực hiện thành công kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường .

  1. Kết luận:

Nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại (WTO) đã gần 10 năm, vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của dân tộc. Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra những yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội trên toàn cầu, trong đó có giáo dục.

Giáo dục của thế giới đi vào thế kỷ 21 đã xác định 4 trụ cột quan trọng là “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để hoàn thiện mình”. Nhà trường Việt Nam phải đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện với những phẩm chất tốt đẹp vốn có, đồng thời phải xác định mục tiêu cơ bản cho người học phấn đấu đạt được trong suốt quá trình học tập là biết, làm, hợp tác và tự hoàn thiện mình. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Kế hoạch chiến lược từ năm 2015-2020 và tầm nhìn đến những năm tiếp theo của trường THCS An Lục Long là những định hướng phát triển nhà trường theo hướng giáo dục toàn cầu thế kỷ 21. chúng tôi kính trình đến các cấp lãnh đạo, quý phụ huynh học sinh biết để hỗ trợ trường chúng tôi thực hiện thành công chiến lược; tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh của trường phải nắm vững và tích cực thực hiện để đạt kết quả tốt kế hoạch chiến lược của nhà trường.

An Lục Long, ngày 20 tháng 7 năm 2015

HIỆU TRƯỞNG

 

Phạm Văn Thôi